Những quán cóc nổi tiếng ở Quy Nhơn


Những quán cóc nổi tiếng ở Quy Nhơn

Đặc sản // Tags: .
Đến Quy Nhơn mà không biết địa điểm các quán ăn thì xem như chỉ là cưỡi ngựa xem hoa Quy Nhơn, hoặc dễ bị lạc trong cả rừng quán ăn, từ bình dân cho đến sang trọng, thôi thì đủ cả. Ở Quy Nhơn, số lượng quán ăn, quán nước mọc lên ngày càng nhiều, và cũng thật lạ là một thành phố rất nhỏ với dân số không đông lại có nền kinh doanh ăn uống phát đạt đến vậy.
Có khá nhiều quán ăn như vậy, nhưng không phải quán nào cũng ngon. Nếu là một người từ xa đến, đi theo kiểu du lịch bụi, thì tốt nhất nên hỏi các cô lễ tân khách sạn về những quán ăn bụi bụi như vậy. Đừng lo gì cả, bởi hầu hết các quán này chất lượng cực ngon, và giá cả cực rẻ, được ghi nhận bởi sự sành ăn của người dân Quy Nhơn rồi.
Tuy nhiên trong bài viết này tôi chỉ đề cập đến những quán ăn lề đường nổi tiếng, bởi tôi là một người khá bình dân, nên chỉ thích ăn ở những nơi như thế.
Đầu tiên là món nem nướng ăn kèm với xì dầu dằm ớt xanh và tỏi sống đặc sản của đất Bình Định. Món nem này nổi tiếng nhất là trên đoạn Trần Bình Trọng, đoạn giao nhau với Phan Bội Châu. Quán này lúc nào cũng đông khách, và theo thời giá tháng 2/2009 là 2000đ một miếng nem như vậy.
Kế bên quán nem là quán sinh tố cực nổi tiếng bởi theo như nhiều cư dân Quy Nhơn thì nơi này bán sinh tố ngon nhất (nhưng chỉ 6000đ/ly). Ở Quy Nhơn phân ra hai loại sinh tố: một là sinh tố xay làm từ trái cây xay nhuyễn, hai là sinh tố dằm làm từ các loại trái cây cắt miếng to không xay với sữa và dừa sấy khô. Tất cả đều rất thơm ngon. Chả thế mà đến đây lúc nào cũng phải đợi cả, vì đông khách lắm.
Tiếp theo là món bánh canh “chửi” nằm trên đường Phan Bội Châu cách quán nem khoảng 50 mét. Tại sao lại gọi là bánh canh “chửi”, vì bánh canh khá ngon, vì quán khá đông khách, nên ở đây, chủ quán mới là… thượng đế. Một tô bánh canh bột gạo chả cá nóng hôi hổi cực ngon chỉ có 4000đ-5000đ. Ở đây còn bán cả chả ram (chả giò/nem rán) 700đ/cuốn khá ngon.
Đối diện quán này là quán kem 3000 (tức tất cả các loại kem ở đây đều có giá 3000đ) với món kem trộn độc đáo gồm 2 viên kem trái cây và 1 bánh flan rất ngon. Ở đây còn bán kèm gỏi gan bò với đu đủ 5000đ/dĩa, và mực ngào đường cũng khá ngon.
Gần gần đó khoảng 100 mét theo đường chim bay, tọa lạc trên đường Tăng Bạc Hổ, đối diện trường Lê Lợi là quán ốc và xìa (tức sò lông) ngon cực. Giá cũng cực rẻ: 5000đ/ dĩa ốc và 6000đ/dĩa sò.
Cũng là ốc nhưng không ngon bằng, tuy vậy cũng tạm được là quán nằm trên đường Mai Xuân Thưởng, sát Sacombank. Bù lại, ở đây có bán kèm rượu nếp (cơm rượu) ăn với đá lạnh rất ngon, chỉ 3000đ/ly.
Nói đến gỏi gan bò với đu đủ thì quán cóc trên đường Phan Đình phùng nổi tiếng từ lâu, bán kèm nem chua và chè đạu xanh, chè bắp rất ngon.
Khi nào buồn buồn thì có thể ra biển ngồi những quán dọc bờ biển đoạn gần khách sạn Hải Âu mà nhâm nhi vài con mực nướng, cá nướng, với cốc, xoài, ổi, ăn bánh tráng nước dừa với nước sốt ớt hay uống nước mía với giá khá bình dân.
Làm sao mà không nhớ Quy Nhơn cho được lúc phải rời xa đúng không, khi mà vô tình (hay cố ý) ta một lần nếm phải những món ăn dân giã ấy ở nơi này. Chả thế mà chẳng ai một lần ghé chân qua, được ăn những món ăn ấy, mà về sau lại không một lần nhắc đến trong một phút vui miệng tán gẫu cùng bạn bè…
Theo Blog 360: NgayXuaOi12A1

Bánh ít lá gai


xuka ăn vặt Bánh ít lá gai

 Categories: Đặc sản // Tags: .
Bánh ít lá gai từ lâu đã được xếp vào hàng đặc sản của vùng đất Bình Định, nhưng vẫn có nhiều người thắc mắc về nguồn gốc loại bánh này từ câu ca dao: “Muốn ăn bánh ít lá gai, lấy chồng Bình Định cho dài đường đi”. Thắc mắc là phải vì bánh ít lá gai đâu chỉ có riêng ở Bình Định…
Cơ sở bà Dư mỗi ngày sản xuất hơn 2.000 bánh ít lá gai theo đơn đặt hàng của khách trong và ngoài tỉnh

Có nguồn gốc từ Bình Định?
Trên một diễn đàn mạng của những người con quê hương Bình Định, chủ đề “Tại sao ăn bánh ít lá gai… phải lấy chồng Bình Định” đã được trao đổi sôi nổi. Một cô gái ở Hà Nội cho rằng: “Phải sửa như thế này mới đúng: Vì muốn lấy chồng Bình Định nên thích ăn bánh ít lá gai. Vậy mà có người ăn bánh ít lá gai hoài vẫn không lấy được chồng Bình Định”. Một bạn nam khác thì “bình loạn”: “Sao không là “lấy vợ Bình Định cho dài đường đi”? Có lẽ câu ca dao này nhằm “tiếp thị” cho trai Bình Định như câu “Ai về Bình Định cùng anh. Được ăn bí đỏ nấu canh nước dừa”… Đường đến trái tim người phụ nữ gần nhất là qua “dạ dày”, nên chỉ lấy những món ngon gán cho các anh để “mồi” các chị !?.”.
Không thể biết được chính xác hoàn cảnh ra đời của câu ca dao này để phân tích đúng về mặt ý nghĩa. Nhưng ở một khía cạnh nào đó, xét về mặt nghĩa đen của nội dung ca dao, thì thời điểm ra đời câu ca dao này bánh ít lá gai mới chỉ có ở Bình Định.  Dân gian Bình Định cũng đã lấy hình ảnh bánh ít để đặt tên cho tháp Bánh Ít (niên đại cuối thế kỉ XI đầu thế kỉ XII) ở huyện Tuy Phước, trong khi tài liệu sử cũ thì lại gọi tên là tháp Thị Thiện. Bánh ít đi vào ca dao, trở thành tên chính thức của tháp Chăm là điều không địa phương khác nào có được.
Bánh ít lá gai Bình Định có hương vị và hình dáng độc đáo riêng

Theo tìm hiểu của chúng tôi thì mặc dù bánh ít có ở nhiều nơi, nhưng bánh ít lá gai thì chỉ có ở vùng Nam Trung Bộ như Bình Định, Phú Yên, Quảng Ngãi, Quảng Nam. Tuy nhiên, xét về độ ngon, sự nổi tiếng, cách làm bánh đa dạng và phổ biến trong dân chúng thì bánh ít lá gai Bình Định phải đứng đầu. “Việc trồng cây gai rất phổ biến ở các làng quê Bình Định. Người phụ nữ quê trước đây, thường ai cũng biết làm bánh ít lá gai, món bánh bắt buộc phải có và sử dụng rất nhiều trong đám giỗ, hiếu hỷ.  Khách ăn giỗ xong khi ra về đều được chủ nhà tặng vài chiếc bánh ít làm quà. Vợ chồng tôi mỗi lần vào thăm gia đình con trai tại TP HCM đều mua cho mấy trăm cái bánh ít lá gai, đây là món bánh ưa thích của hai cô con dâu người Hà Tĩnh, Huế…”, nhà phong hóa Bình Định Huỳnh Kim Bửu cho biết.
Như vậy, có phải bánh ít lá gai là đặc sản có nguồn gốc từ Bình Định, sau này mới lan rộng ra các địa phương khác ven biển miền Trung? Điều này chưa thể khẳng định chắc chắn, nhưng hoàn toàn có cơ sở bởi văn hóa ẩm thực truyền thống Bình Định rất đặc sắc, từ bề dày lịch sử…
Bánh ít lá gai ngày càng “dài đường đi”
Truyền thống làm bánh ít lá gai vẫn còn được giữ gìn ở nhiều làng quê trong tỉnh. Đi đến địa phương nào cũng dễ dàng tìm thấy những cơ sở làm bánh ít lá gai, nổi tiếng nhất là cơ sở bà Dư ở thôn Trung Tín 1, thị trấn Tuy Phước (huyện Tuy Phước). Hiện cơ sở bà Dư có khoảng 10 thợ, mỗi ngày trung bình sản xuất hơn 2.000 cái bánh ít lá gai theo đặt hàng. Nhẩm tính thì chỉ riêng cơ sở bà Dư đã sản xuất mỗi tháng gần 70.000 cái bánh ít lá gai, mỗi năm hơn 800.000 cái phục vụ nhu cầu. Đây là con số tiêu thụ bánh ít lá gai ấn tượng trước sự lấn át của rất nhiều loại bánh thơm ngon, mẫu mã bắt mắt ngày hôm nay.
Chị Võ Thị Bích Thủy, con dâu bà Dư, cho biết: “Bánh ít lá gai của chúng tôi làm theo phương thức thủ công truyền thống, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và có các khâu xử lý nguyên liệu kỹ nên có thể để lâu. Mỗi ngày, chúng tôi cung cấp ổn định 1.000 cái cho khách hàng ở TP HCM, 500 cái cho sân bay Phù Cát, còn lại phục vụ những khách hàng trong và ngoài tỉnh. Nhiều Việt kiều ở các nước Nhật, Mỹ, Đức… mỗi lần về quê đều tìm đến mua mấy trăm cái mang đi”. Cơ sở bánh ít bà Dư đã được mời tham gia Festival Lúa Gạo Việt Nam 2009 tại tỉnh Hậu Giang, được Đài Truyền hình TP HCM, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện chương trình quảng bá về đặc sản Bình Định.
Website riêng www.banhitlagai.com của Nguyễn Trọng Khoa

Một trong những khách hàng ruột của cơ sở bà Dư là anh Nguyễn Trọng Khoa đã góp phần rất tích cực cho việc quảng bá bánh ít lá gai Bình Định. Khi quyết định từ bỏ công việc Giám đốc Makerting của FPT Online để kinh doanh ẩm thực đặc sản Bình Định tại TP HCM, anh Khoa đã chọn bánh ít lá gai bà Dư là mặt hàng chủ lực. Anh Khoa tâm sự: “Bánh ít lá gai là đặc sản Bình Định mà tôi tâm huyết. Từ cái tên, hình dáng, công sức của những người làm ra những cái bánh ít lá gai quá lớn, nó không phải là một cái bánh đơn thuần như những loại bánh khác mà bao hàm cả ý nghĩa văn hóa sâu sắc…”. Anh Khoa còn đầu tư công sức, kinh phí lập ra trang website riêng www.banhitlagai.com để quảng bá bánh ít lá gai Bình Định, đến nay thu hút được gần 8.000 lượt truy cập. Đặc biệt khi được mời viếng thăm Trụ sở chính Facebook ở Hoa Kỳ, anh đã đem theo 500 cái bánh ít lá gai Bình Định mời mọi người thưởng thức và gây được ấn tượng mạnh cho đặc sản Bình Định.
Hiện tại, nếu đánh cụm từ “bánh ít lá gai” trên công cụ tìm kiếm phổ biến nhất trên Internet là Google thì có được 314.000 kết quả, trong đó phần lớn đều nói về bánh ít lá gai Bình Định. Điều này khẳng định bánh ít lá gai đã trở thành một trong những đặc sản nổi tiếng nhất của Bình Định, là “thương hiệu hàng đầu” trong các địa phương có làm bánh ít lá gai. Vì vậy đông đảo người say mê ẩm thực ở khắp mọi nơi đều thống nhất rằng câu ca dao “Muốn ăn bánh ít lá gai, lấy chồng Bình Định cho dài đường đi” vẫn luôn khẳng định được giá trị riêng….
Theo Báo Bình Định

Sài Gòn và Hà Nội, nhậu ở đâu rẻ hơn?


Sài Gòn và Hà Nội, nhậu ở đâu rẻ hơn?

 Tags: .
Nhiều người Sài Gòn xem nhậu là việc không thể thiếu trong tuần, khắp nơi các quán nhậu mọc lên như nấm, trong khi giá các món nhậu rẻ hơn hẳn so với Hà Nội. Chưa kể đến cách nhậu của mỗi nơi cũng có một phong cách khác nhau.
Nhậu Hà Nội mắc hơn Sài Gòn
Sài Thành không chỉ là trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước, mà ở đó còn có những quán nhậu mọc lên như nấm và cả những cuộc nhậu thâu đêm suốt sáng. Không chỉ khác về cách nhậu, mà mức giá các món nhậu ở Hà Nội cũng cao hơn hẳn so với TP.HCM.
Chiều cuối tuần, chúng tôi, những phóng viên ở Hà Nội mời anh Vũ Như Hoàng (Nhân viên IT ở TP.HCM) ra Hà Nội công tác, tới một quán nhậu trên đường Nguyễn Phong Sắc kéo dài (Quận Cầu Giấy – Hà Nội). Anh Hoàng tỏ ra khá ngạc nhiên khi diện tích quán khá lớn và bàn ghế không phải chật ních dân nhậu như hình ảnh quen thuộc ở TPHCM, mà anh vẫn thấy thường ngày.
Anh Hoàng cho biết: “Ở Sài Gòn, quán nhậu không nhất thiết phải nhà cao, cửa rộng, mà có khi chỉ là những quán dựng vội bên đường miễn không vi phạm lối đi dành cho người đi bộ. Và cũng không khó tìm như ở Hà Nội đâu, đường nào cũng có vài ba quán bia, quán nhậu thậm chí có những con đường quán nhậu liên tiếp nhau thành dãy, người đến kẻ đi tấp nập lắm”.
Thường xuyên phải đi công tác ở TP.HCM, thấy người Sài Gòn thường thích chọn những quán bình dân, ở đó không gian khoáng đạt, thoải mái như chính cách sống và suy nghĩ của người Nam Bộ, ngoài ra mức giá cũng khá nhẹ nhàng. Chỉ cần 350.000 đồng với 4 người ăn là đã có một bữa nhậu khá “tươm”.
Những lần vào Sài Gòn, công việc xong chúng tôi thường được bạn bè kéo ra dãy quán lẩu cá kèo trên đường Sư Thiện Chiếu. Chỉ cần 300.000 đồng, ba gã chúng tôi có bữa nhậu no say với bia Sài Gòn đỏ, cá kèo nướng và cá kèo lẩu. Với suất ăn uống tương đương, ở Hà Nội thực khách phải trả từ 800.000 – 1.000.000 đồng.
Giá lẩu ở các quán bình dân của TP.HCM chỉ dao động từ 80.000 đồng – 100.000 đồng/nồi. Đây cũng là món chính trong bất cứ cuộc nhậu nào, người Sài Thành mỗi khi hội tụ bạn bè không thể thiếu được món lẩu. Còn về lẩu có đủ loại như: lẩu cá diêu hồng, cá basa, lẩu thái, thập cẩm, bò, dê…
Dân nhậu thứ thiệt ở Sài Gòn cho hay, giá rau muống xào tỏi giòn vào khoảng 25.000 đồng – 35.000 đồng/đĩa (loại to), mực nướng từ 45.000 đồng – 100.000 đồng/con (tùy loại), ốc luộc hay ốc xào (sả ớt, me) từ 25.000 đồng – 45.000 đồng/đĩa, lẩu dao động từ 80.000 đồng – 150.000 đồng/nồi tùy loại lẩu.
Dạo quanh một lượt các quán nhậu bình dân ở Hà Nội, khi cầm menu trên tay, nhất là thời điểm bão giá hiện nay, dân nhậu không khỏi xót tiền khi mức giá các món nhậu đều chênh nhiều so với Sài Gòn. Giá rau muống xào ở Hà Nội có giá dao động từ 30.000 đồng – 40.000 đồng/đĩa đầy, còn gà nướng có giá lên đến 250.000 đồng – 300.000 đồng/con, trong khi đó giá mực nướng không có loại nào ở mức giá dưới 80.000 đồng/con.
Hóa đơn một bữa nhậu 2 người ở Hà Nội

Tuy nhiên, ngất ngưởng nhất có lẽ phải kể đến giá một nồi lẩu cá chép ở TP.HCM mức bình dân không quá 150.000 đồng/nồi, thì ở Hà Nội loại lẩu này được niêm yết giá phổ biến từ 250.000 đồng – 280.000 đồng/nồi, còn lẩu bò từ 300.000 đồng – 350.000 đồng/nồi, cá biệt một số nơi còn lên đến 400.000 đồng/nồi.
Khách nhậu ở Sài Gòn thường chọn bia chai, bia lon hoặc rượu, rất ít khi uống bia hơi (bia tươi).  Nhưng, người Hà Nội lại chủ yếu uống bia hơi trong các bữa nhậu. Mức giá cũng chênh lệch rõ rệt, giá bán ở Hà Nội từ 7.000 đồng – 8.000 đồng/cốc, còn ở TP.HCM chỉ từ 4.000 đồng – 5.000 đồng/ly.
Anh Sáng (phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội) cho rằng: “Với 300.000 đồng, ở Hà Nội có khi chưa đủ một nồi lẩu, chứ đừng nói là bia bọt nữa. 300.000 đồng chỉ có thể uống dăm cốc bia hơi, con mực nướng, thêm đĩa đậu và vài đĩa lạc”.
Ví dụ cùng một đĩa ốc xào sả ớt tại các quán bình dân ở TP.HCM có mức giá chỉ dao động từ 40.000 đồng – 45.000 đồng/đĩa đắt nhất cũng chỉ lên 60.000 đồng/đĩa,  thì mức giá ở Hà Nội lại lên đến 100.000 đồng- 150.000 đồng/đĩa. Mức giá chênh lệch  đến gần gấp 3 lần.
Cũng theo lời anh Thường, người Hà Nội thường hay cân nhắc kỹ lưỡng việc chọn mời bạn bè vào quán nào. Tiêu chí là phải đàng hoàng, ít người chọn quán cóc. “Nhiều khi mình cứ hay quan trọng lên, sợ bị đánh giá”, anh Thường nói thêm.
Quán nhậu ở TP.HCM luôn đông đúc

Ở Sài Thành có những cuộc nhậu theo kiểu “cảm hứng” của 4 người bạn, đặc biệt là những người có “bóp” eo hẹp thì chỉ hết chưa đầy 150.000 đồng.
Cũng với số tiền đó, khách nhậu ở Hà Nội ai cũng lắc đầu, vì số tiền đó chỉ đủ uống bia với ăn lạc và thêm đĩa rau xào chứ không dám nghĩ đến những món gà, vịt hay ốc.
Sài Gòn nhậu thâu đêm
Nếu như ở Hà Nội đa số các quán nhậu đều vãn khách từ khoảng 9 giờ tối, thì ở Sài Gòn những cuộc nhậu thâu đêm suốt sáng là điều không khó bắt gặp.
Những cuộc nhậu lai rai của người Sài Thành có lẽ bắt nguồn từ những chén rượu trên sóng nước Nam Bộ. Dù, đồ nhậu đơn sơ chỉ là những sản vật miền sông nước nhưng vẫn ngồi hàng tiếng đồng hồ để kể những chuyện trên trời dưới biển, ấy là cách sống phóng khoáng của người phương Nam.
Người TP.HCM buồn cũng đi nhậu, vui cũng đi nhậu, không buồn không vui cũng đi nhậu… các sếp đi nhậu vì công việc, những người khác đi nhậu để nói chuyện, có những việc chỉ nói được ở bàn nhậu. Có việc gì cũng nhậu, không có việc gì cũng rủ nhau ra quán nhậu rồi có chuyện để nói hết. Nhậu từ trong nhà đến ngoài ngõ, ở đâu cũng dễ dàng tìm được quán nhậu.
Các cuộc nhậu có thẻ bắt đầu vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Nhưng nhộn nhịp nhất vẫn là lúc tan tầm, nhiều con đường ở TP.HCM chật ních người và xe đổ vào quán nhậu. Những cuộc nhậu đó, kéo dài đến 22- 23 giờ đêm, nhưng cũng có không ít quán nhậu đêm thức đến tận sáng hôm sau điều đó đồng nghĩa với một lượng khách không nhỏ cũng lai rai đến tận ngày mới.
Người Hà Nội thường uống bia hơi khi nhậu

Là một người Sài Gòn vừa chuyển công tác ra Hà Nội được hơn 1 năm, anh Thanh (Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội) thấy rõ sự khác biệt trong cách nhậu của người Hà Nội và người Sài Gòn. Anh Thanh cho rằng: “Người Hà Nội khi nhậu chú ý đến việc ăn món gì, nhậu ở đâu, còn người TP.HCM không thế, có khi chỉ nổi lẩu nhỏ, dăm ba món xào với chai rượu là đủ. Cái quan trọng với họ là sự nhiệt tình, hết mình khi ăn nhậu”.
Theo VTC

Hương vị quê hương: Bánh hỏi cháo lòng


Hương vị quê hương: Bánh hỏi cháo lòng

 Categories: Đặc sản // Tags: .
Trước đây, bánh hỏi ra bánh hỏi, cháo lòng ra cháo lòng. Chẳng biết ai có sáng kiến “hôn phối” hai món này để trở thành món bánh hỏi cháo lòng. Theo tôi biết, món cặp đôi này chỉ mới được đưa ra quán xá đại trà đâu chỉ hơn mươi năm nay. Xa hơn, tôi nhớ ngày trước bánh hỏi chỉ ăn với chà bông tôm, sau đó kẹt tôm thì xài chà bông thịt, chẳng hiểu lòng heo gá nghĩa với bánh hỏi khi nào.
Không phải món nào cũng “ăn ở” được với nhau. Riêng sự lan truyền mau chóng của món bánh hỏi cháo lòng đã chứng tỏ sự “thuận hòa” tuyệt đối! Giờ thì món bánh hỏi cháo lòng đã có mặt hầu khắp trong nam ngoài bắc, nhưng tôi chưa thấy nơi nào phổ biến ở nhiều quán ăn, tiệc tùng như tại Quy Nhơn (Bình Định) – riêng khu vực ngã ba Phú Tài đã hội tụ san sát mấy chục quán, như là một “thủ đô” bánh hỏi cháo lòng.
Bánh hỏi cháo lòng

Ngồi ăn bánh hỏi cháo lòng giữa mùa mưa Quy Nhơn, tôi chạnh nhớ câu ca của người đất võ Bình Định:
Mưa lâm râm ướt dầm lá hẹ
Em thương một người có mẹ không cha
Bánh xèo bánh đúc có hành hoa
Bánh hỏi thiếu hẹ như ma không kèn…
Bánh hỏi mà không dầu xào hẹ thì khỏi nói, nhưng tôi biết câu ca này chắc chắn ra đời khi bánh hỏi chưa “sánh duyên” với cháo lòng. Chứ nếu không thì câu cuối có khi phải sửa thành: Bánh hỏi thiếu cháo lòng… như ma không kèn.
Các gánh bánh hỏi cháo lòng ở Quy Nhơn luôn dậy sớm. Lòng tươi được đặt hàng từ các lò mổ, còn các lò bánh hỏi thì có mặt khắp nơi ở đây. Lòng làm sạch, luộc vừa chín tới; lấy nước luộc này thêm ít gạo nấu loãng với huyết heo, nêm nếm gia vị vừa miệng. Ấy là món cháo lòng hôi hổi này đây.
Đến các quán bình dân ở Quy Nhơn, khách mê lòng heo sẽ thỏa thích hơn với những miếng lòng non xắt lớn, kèm thêm ít gan, cật, cổ họng, dồi…; nước mắm ngon ớt tỏi, ít rau thơm và cả một tô cháo lớn thì có thể… đánh võ đến trưa.
Nói về bánh hỏi cặp đôi xứ Quy Nhơn thì quá sức phong phú. Nào là bánh hỏi thịt heo nướng, bánh hỏi thịt bò nướng, bánh hỏi gà nướng, bánh hỏi heo quay… Nào là bánh hỏi chả giò, bánh hỏi chạo tôm, bánh hỏi tôm càng. Kể ra món bánh hỏi thật “dễ tánh”, thế nhưng chỉ có bánh hỏi cháo lòng mới đáp ứng được rộng rãi khẩu vị phong phú của bữa sáng. Bởi vừa có “khô” (bánh hỏi), vừa có “nước” (cháo lòng), “nóng nóng, nước nước” mà có thêm ít lòng tươi buổi sáng thì quá chắc cú!
Theo Thanh Niên

XUKA - thế giới ăn vặt : Gà chỉ – Gà đi bộ luộc


Gà chỉ – Gà đi bộ luộc

 Categories: Đặc sản // Tags: .
Chẳng biết có phải vì tôi là dân Bình Định có tâm hồn ăn uống hay không mà dù đi bất cứ đâu vẫn cứ khoái khẩu món ăn xứ Nẫu! Viết về món ngon Bình Định thì có thể kể cả một chuỗi dài những món khác nhau, nhưng vừa rồi cứ hay post bài đêm, mấy nhóc học trò thức đêm “kiện cáo”: thầy ơi, đang đói bụng mà thầy làm cho thèm quá! Đó mới là của ngon vật lạ phương xa, bây giờ mà dọn cỗ Bình Định thì không khéo chúng hoa mắt vì thèm, nên dọn từ từ vài món khoái khẩu. Thưởng thức nhâm nhi từ từ thôi, món mặn ăn nhiều khát nước!
Món khởi động hôm nay: Gà chỉ – Gà đi bộ luộc

 Món gà ở đâu cũng có, ai cũng có quyền tự hào gà xứ mình ngon nhất: gà đồi Phú Thọ, gà tần Hà Nội… nhưng Bình Định có món gà đi bộ ! Gà này đi bộ từ Phú Yên ra Bình Định, là đặc sản nổi tiếng của xứ Nẫu (gồm hai anh em Bình Định – Phú Yên).
Ngày xưa, muốn ăn gà cứ phải lặn lội vào tận Phú Yên, nhưng giờ thì các em gà đi bộ ra nhan nhản ở đường Quy Nhơn – Sông Cầu. Các Bãi du lịch sinh thái lúc nào cũng sẵn có, kính thưa các chủng loại gà. Gà ta săn chắc, còn sống tung tăng, ưng em nào chỉ em đó, một chặp sau là thấy em nó nằm lên đĩa rồi! Gà đi bộ trong khu Gành Ráng – Bông Hồng, đông khách nhất là quán Gà – Cút Sáu Cao.

Phong cảnh thiên nhiên hữu tình, gió núi gió biển mát rượi, quán xá thênh thang tha hồ mà vừa ăn vừa bốc phét trên trời dưới biển. Thực khách có thể tự xé hay nhờ quán làm giúp, thịt gà nay đâu chỉ chấm muối tiêu mà phải là chấm muối ớt đỏ tươi hay muối lá chanh xanh lè! Thịt ngọt thớ mềm mà chắc, cầm nguyên cả đùi mà gặm hay xé phay từng miếng nhâm nhi đều ổn. Nam phụ lão ấu đều khoái khẩu. Thêm dăm ly bia là có thể vỗ đùi đôm đốp khen học trò thời nay giỏi quá, tả con gà đúng là gà đi bộ xứ Nẫu: “Nhà em có một con gà trống. Trông nó rất đẹp. Toàn thân nó phủ một màu vàng. Nó chẳng biết gáy cũng chẳng biết làm gì. Miệng nó thường ngậm một bông hoa hồng…”.
Khuya muốn ăn gà ngon cũng vẫn sẵn các quán gà xóm ga. Xem Wolrd Cup hay Euro bồi dưỡng cháo gà là tuyệt hảo. Gà đi bộ còn sẵn sàng phục vụ mọi nơi mọi lúc, chỉ cần hô một tiếng, dặn chuẩn bị trước, xong việc là có ngay gà tẩm bổ. Sướng đến thế là cùng!
Ngoài ra, còn có thể ăn gà mọi nơi, mọi chỗ – các quán gà ăn nên làm ra, như bù vào dịp đại dịch cúm gà, khách tha hồ muốn ăn các kiểu gà nướng, gà hầm, gà nấu xôi đủ kiểu có thể vào khu đường Tây Sơn, quán nhiều khôn xiết kể! Hẹn hôm sau sẽ ra cánh bắc thưởng thức đặc sản An Lão miền núi!
Theo: Blog Lãng Tử Trần

Tré bò bì heo Bình Định / XUKA - Thế giới vặt siêu sạch Quy Nhơn


Tré bò bì heo Bình Định

Categories: Đặc sản // Tags: .
Tré bò bì heo Bình Định được chuyển bán đến nhiều tỉnh thành nhưng nếu tự làm lấy đúng cách truyền thống Bình Định sẽ ngon hơn.
Lựa miếng thịt ngon trụng nước sôi chín ngoài, xắt mỏng (thịt heo sớ ngang, bò sớ dọc). Trộn thịt với riềng, tỏi, muối, tiêu, bột ngọt, đường. Với thịt heo thêm ít hành củ, bò thêm sả. Phủ thêm lớp thính (nếu không có bánh tráng có thể rang gạo rồi giã nhuyễn). Tất cả trộn đều rồi bọc ngoài lớp lá ổi, ngoài cùng lớp bì bóng (ngày xưa dùng bánh tráng mỏng bọc). Dùng cọng rơm sạch cột chặt. Có thể bỏ nguyên liệu vào các lọ, hộp đậy kỹ cũng được nhưng cách cột bằng rơm làm thịt ráo và thơm hơn. Bó bì thường treo trên bếp, trời nắng 3-4 ngày, trời lạnh 6-7 ngày là ăn được.
Ăn tré bò bì heo Bình Định không thể thiếu bánh tráng mỏng cuốn bánh tráng chín cho giòn, với rau thơm, chuối chát, chấm nước mắm nhĩ. Chua chua, ngọt thơm từ thịt đến các thứ rau sẽ giúp thực khách ăn đến kỳ no chứ không ớn.
Tré và bì vừa ngon miệng vừa là thức ăn lên men, rất dễ dàng tiêu hóa, lại giúp cơ thể tận dụng cao các dưỡng chất.
Theo: Thanh Niên Online

Bánh xèo tôm nhảy Mỹ Cang - Xuka thế giới ăn vặt Quy nhơn


Xuka thế giới ăn vặt Quy nhơn   Bánh xèo tôm nhảy Mỹ Cang

 Đặc sản // Tags: .
Cách TP.Quy Nhơn (Bình Định) chừng 20 km, có một ngôi nhà lá tranh, nằm nép mình bên cầu Mỹ Cang (xã Phước Sơn, H.Tuy Phước). Không bảng hiệu, cũng không dấu hiệu gì cho biết đó là quán. Vậy mà cứ đến cuối tuần, lễ tết, xe ô tô, xe máy đậu hàng dài hai bên mép cầu chờ tới lượt… ăn bánh xèo.

Quán bánh xèo tôm nhảy

Phía sau bếp, bà Năm lúi húi luôn tay với mấy khuôn bột. Bà chỉ rổ tôm đã làm sạch rồi mà còn búng lách tách: “Bí quyết là ở mấy con tôm này”. Món bánh xèo tôm nhảy của bà nổi tiếng thơm ngon nhờ những con tôm đất của dòng sông Gò Bồi ngọt lành. Nếu ngày nào không mua được tôm ngon, ngày đó quán lá đóng cửa. Ngay cả khi đang đúc bánh, lỡ cạn tôm, bà cũng không thay bằng tôm biển hay bất cứ loại nào khác. Anh Tuấn, con trai bà Năm dẫn giải: “Con tôm ở đất này ngọt và chắc thịt. Có nó mới có tên bánh xèo tôm nhảy”.
Bà Năm thủng thỉnh kể chuyện khi quán vãn. Ngày ấy, về đất này làm dâu bà phải bôn ba năm bảy đường kiếm sống. Ngoảnh đi ngoảnh lại cũng chỉ thấy sào ruộng, dòng sông, phiên chợ. Những lúc trời thâm thẩm mưa, bà gom những thứ “cây nhà lá vườn” đổ vài khuôn bánh ăn chơi. Từ vị ngon khó lẫn trong chiếc bánh cộng với sự động viên của mọi người, bà quyết định mở quán. Nói là quán nhưng trong tâm tưởng của thực khách, nó giống như một chốn dừng chân hơn. Họ ghé quán sau bao ngày rong ruổi cho cuộc sống. Vào quán, khách xa gác lại bên đường những bon chen danh lợi. Họ như được về lại cái chái bếp ám khói thuở lên năm lên mười. Cái thuở say sưa chăn trâu thả diều mệt nhoài được những bà, những mẹ thưởng cho bữa bánh xèo ấm nóng.

Bánh xèo tôm nhảy Mỹ Cang

Quán bánh xèo ấy có cách buôn bán không giống ai. Khách ngày càng đông nhưng quán cứ vậy. Không mở rộng cũng chẳng mua thêm máy móc hỗ trợ. Bột gạo bao năm nay vẫn được xay tay với cối đá. Bột ra tới đâu, bánh đổ tới đó. Khách thì nóng lòng mà cối thì cứ đủng đỉnh nghiền cho nhuyễn từng hạt gạo. Nhưng chính phương thức cổ điển này khiến chiếc bánh có được độ thơm giòn, mềm mịn. Khi ăn, phải cầm cuốn bánh chấm chén nước mắm ớt tỏi, xoài băm mà cắn ngập răng. Ngon tới độ không dám nuốt vội. Người ăn cứ sợ trôi mất cái vị ngọt lừ con tôm đất, vị giòn giòn béo béo của bột bánh, vị nồng nàn của rau sống hành hoa…
Buổi sáng, bà lão 74 tuổi ấy dậy sớm ngâm gạo rồi quày quả xách giỏ ra chợ, tự tay chọn những nguyên liệu tươi ngon nhất. Nhìn cái cách bà Năm đứng bên bếp lửa, tỉ mẩn, vón vén cho từng khuôn bột mới thấy hết cái tình của bà dành cho “tác phẩm” của mình.
Theo Thanh Niên

Bánh mì ở Quy Nhơn


Ăn vặt cùng Xuka : Bánh mì ở Quy Nhơn

 Đặc sản // Tags: .
Có khi nào cầm trên tay ổ bánh mì, bạn thầm tự hỏi bánh mì xuất hiện ở Quy Nhơn từ bao giờ, chất lượng và hương vị xưa nay đã có những thay đổi ra sao? Hãy thử một lần tìm hiểu, bạn sẽ thấy đằng sau ổ bánh mì là những chuyển động của quê hương…
Chúng tôi hẹn với anh Huỳnh Văn Thoại, chủ cơ sở sản xuất bánh mì Thuận Phát (đường Hai Bà Trưng, TP Quy Nhơn), để có mặt tại lò lúc “gà gáy”. Đây là thời điểm các lò bánh mì hoạt động nhộn nhịp nhất để chuẩn bị bánh giao cho bạn hàng vào sáng sớm. Không quan tâm đến sự xuất hiện của người lạ trong lò, hai anh thợ tên Thắng và Tèo chăm chú thực hiện công việc của mình một cách thuần thục: bắt bột, xẻ bột, đưa bột vào lò, trở bánh, úp bánh, đổ bánh ra khay. Trước khi thực hiện các công đoạn trên, từ khoảng 12 giờ đêm, bột đã được trộn với nước, muối, bơ, bột phụ gia (thay cho trứng gà trước đây), nặn thành bánh, rồi ủ trong khay gỗ để bột nở dần lên.
Bánh mì Tân Gia Lợi được khách sành ăn đánh giá là có hương vị thơm ngon “lạ” so với các tiệm khác.
Tạt một cốc nước nhỏ vào lò, anh Thoại giải thích: “Đây là dạng lò hộp, đun bằng củi, độ nóng tỏa ra không đều nên trước khi đưa bột vào lò, phải kiểm tra xem chỗ nào nóng nhiều, chỗ nào nóng ít để điều chỉnh. Căn cứ vào âm thanh phát ra từ trong hộc, sẽ biết nhiệt độ ở khu vực nào cao hay thấp. Chỗ nào có tiếng kêu “vút vút” là nóng nhiều. Tạt nước vào lò còn để tạo hơi nước làm nở bánh”. Nghe đi nghe lại mấy lần âm thanh “thử độ nóng”, tôi đành gật gù để chuyển đề tài chứ quả thực, không thể phân biệt “những nốt nhạc” mà anh Thoại chỉ dẫn…
Công việc của thợ bánh mì bây giờ nhẹ nhàng hơn trước, nhất là ở các cơ sở sản xuất bằng lò điện. Tuy nhiên, theo những người thợ, làm bánh mì cũng như nấu cơm vậy, cơm nấu điện tiện lợi chứ sao ngon bằng cơm nấu củi, nấu than.
Bánh mì xưa và nay
Bánh mì có ở Quy Nhơn từ khi nào? Chúng tôi thử hỏi nghệ sĩ nhiếp ảnh Phạm Văn Chai (74 tuổi), người đã gắn bó với mảnh đất Quy Nhơn từ lúc sinh ra, thì được ông cho biết: “Những năm đầu thập niên 50 của thế kỷ trước, bánh mì là món điểm tâm hạng sang ở Quy Nhơn nên không dễ ai cũng dùng được thường xuyên. Khi ấy, kích cỡ bánh mì chỉ bằng cái bắp nhỏ, có nhân thịt lẫn trong ruột bột, vì được làm theo kiểu bỏ nhân thịt heo thái hột lựu, ướp ít gia vị xào sơ vào cục bột, rồi nướng trên lò than cho chín. Đến cuối thập niên 50, đầu thập niên 60 của thế kỷ trước, ổ bánh mì mới được “Tây hóa” theo kiểu bánh mì hiện nay”.
Trước ngày giải phóng, số lò bánh mì có ở TP Quy Nhơn chỉ đếm trên đầu ngón tay, hầu hết là của người gốc Hoa như: Đại Hưng, Vĩnh Hưng, Tân Tiến, Đại Nam… nhưng nổi tiếng nhất vẫn là lò bánh mì Lai Mỹ của người Việt. Cô Vân, hiện đang sống ở phường Thị Nại, người từng ở với bà chủ lò bánh mì Lai Mỹ, kể: “Trước giải phóng, lò bánh mì Lai Mỹ ở đường Gia Long (nay là đường Trần Hưng Đạo) là lớn nhất ở Quy Nhơn. Bột làm bánh mì luôn chất đầy 2-3 gian nhà lớn, có hơn chục người thợ làm việc từ 5 giờ chiều đến 4 giờ sáng hôm sau. Bánh mì ra lò được chất đầy lên xe tải chở lên vùng chợ Dinh, bán cho các đầu mối phân phối về các vùng quê; một số lượng lớn còn lại phân phối cho những người bán dạo…”.
Sau năm 1975, những điểm sản xuất bánh mì nổi tiếng đều dẹp tiệm. Sau đó, một vài lò bánh mì làm gia công cho công ty lương thực theo kiểu nhận bột giao bánh theo định mức. Gần 20 năm trước, số lò bánh mì chỉ đếm trên đầu ngón tay, hàng làm bao nhiêu giao hết bấy nhiêu, nên lò hoạt động cả ngày vẫn không đủ bán. Mỗi lò làm hết 4-5 tạ bột mỗi ngày là bình thường. Nhu cầu tiêu thụ bánh mì khi ấy nhiều đến độ nhà làm bánh mì có ma chay hay cưới hỏi cũng không dừng việc sản xuất.
Bây giờ, lò bánh mì mọc lên như nấm. Ước cả thành phố có khoảng trên dưới 40 lò. Cạnh tranh nhiều nên giờ đa số các lò làm trên dưới 1 tạ bột/ngày. Theo cách tính bình quân, cứ 1 kg bột làm ra 20-25 ổ bánh mì, thì mỗi ngày, cả thành phố làm ra ít nhất cũng phải lên đến hơn 40.000 ổ, trong khi số dân TP Quy Nhơn hiện nay chỉ hơn 310.000 người. Nêu các con số trên để thấy, hoặc bánh mì là món ăn quá được ưa chuộng, hoặc lượng bánh cung cấp có thể đã vượt quá nhu cầu. Một chủ lò bánh mì ở phường Thị Nại cho biết: “Các lò bánh mì đa phần tiêu thụ khó khăn, ít khi bán hết bánh trong ngày. Điều này dẫn đến việc một số lò cạnh tranh bằng cách giảm chất lượng bánh để bán giá thấp hơn. Chẳng hạn, 1 kg bột ở lò tôi thường chỉ làm ra 20 ổ bánh, còn lò khác có thể làm đến 25-26 ổ, nên bánh mì đặc, rỗng khác nhau là thế…”.
Bánh mì ổ Ngọc Nga đặc ruột được ưa chuộng.
Cuộc cạnh tranh chất lượng
Trong khi các lò lâu năm lượng sản phẩm làm ra giảm, thì một số “lò” mới ra đời lại đang từng bước chiếm lĩnh thị trường. Sản phẩm bánh mì ổ của Công ty TNHH Ngọc Nga (số 319-325 đường Lê Hồng Phong) chỉ mới sản xuất được 5 năm đã khẳng định được thương hiệu trong thị trường. Ông Trần Đình Dũng, Giám đốc Công ty TNHH Ngọc Nga, cho biết: “Nhận thấy bánh mì ở Quy Nhơn phần nhiều lép ruột, để lâu thường bị khô, chúng tôi đã đầu tư nhập máy móc hiện đại từ nước ngoài, nghiên cứu cách thức chế biến để có được sản phẩm bánh mì khắc phục hạn chế trên. Hiện mỗi ngày, trung bình Ngọc Nga sản xuất vài ngàn ổ bánh mì, phục vụ lượng khách hàng ổn định, mà chủ yếu là các nhà hàng, khách sạn lớn…”. Công ty TNHH Ngọc Nga còn tổ chức bán bánh mì có nhân tại cửa hàng để phát huy thế mạnh bánh mì ổ nóng giòn, giò heo, chả, giăm bông, patê… được sản xuất tại chỗ, thu hút được khá đông khách.
Khi Siêu thị Metro Quy Nhơn đi vào hoạt động (tháng 10.2010), đơn vị này tạo nên “cơn sốt” trong một thời gian dài, khi tung ra thị trường loại bánh mì dài, đặc ruột, với giá bán được cho là rẻ hơn so với các loại bánh mì của những cơ sở khác. Khi đó, những người đến Metro Quy Nhơn mua sắm không lạ gì với hình ảnh hàng chục, thậm chí có lúc hàng trăm người xếp hàng chờ đợi, thậm chí chen lấn, tranh nhau mua bánh mì. Để giải quyết tình trạng này, Metro đã tăng công suất tối đa cho các máy làm bánh mì, đưa thêm nhân viên phục vụ và tiến hành phát số thứ tự cho khách hàng. Đến giờ, “cơn sốt bánh mì” Metro đã hạ nhiệt, nhưng ngoài những khách hàng đến mua trực tiếp, Siêu thị này còn nhận được khá nhiều hợp đồng cung cấp bánh mì cho các khách sạn, nhà hàng để phục vụ những bữa tiệc đông người.
Mỗi ngày, lò Thuận Phát sản xuất hơn 1.500 ổ bánh mì.
Nhớ bánh mì quê hương
Bánh mì giờ đây đã không còn là thứ điểm tâm hạng sang mà trở thành món ăn thông dụng được người dân Quy Nhơn dùng cả ngày. Hiện nhiều tiệm bánh mì nổi tiếng đã làm nên bản sắc cho bánh mì ở Quy Nhơn như: O Vĩnh (đường Tăng Bạt Hổ), Thuận Phát (số 55 đường Trần Phú), Hồng Sâm… cả tiệm bánh mì chấm quyến rũ trên đường Lê Hồng Phong. Trong số này, tiệm bánh mì thịt nguội Tân Gia Lợi (số 235 đường Tăng Bạt Hổ) của vợ chồng ông Nguyễn Xuân Thưởng và bà Nguyễn Thị Hoa được khách sành ăn đánh giá là có hương vị thơm ngon “lạ” so với các tiệm khác. Ông Thưởng cho biết: “Tiệm bánh mì của chúng tôi được thành lập cách đây 10 năm, lấy bảng hiệu theo tên xưởng in của cha tôi ở thị trấn Bồng Sơn trước ngày giải phóng. Được em rể người Hoa chỉ dẫn, tôi đã chế biến được thịt nguội ngon, bắt mắt và không đọng lại mỡ. Bà xã tôi cũng là người gốc Hoa nên có cách chế biến patê theo hương vị thơm ngon riêng. Bơ trong bánh mì cũng được chúng tôi nghiên cứu để làm thơm nhưng không béo… tạo được sự hấp dẫn”.
Những ai đi xa Quy Nhơn, trong nỗi nhớ quê hương, ít nhiều đều “dành chỗ” cho hương vị bánh mì thân thuộc đầy kỷ niệm. Vợ chồng chủ tiệm bánh mì Tân Gia Lợi kể cho chúng tôi nghe những kỷ niệm đẹp, xúc động: Một số học sinh cũ của Trường Quốc học Quy Nhơn hiện đang học ở TP Hồ Chí Minh, dù đã thưởng thức nhiều loại bánh mì nổi tiếng, vẫn nhớ và thèm bánh mì quê hương, nên có dịp đã nhờ một người bạn đi máy bay mua đem vào hàng chục ổ bánh mì Tân Gia Lợi. Hay những Việt kiều gốc Bình Định đang ở Mỹ, Úc đã ăn bánh mì Tân Gia Lợi đều xin số điện thoại liên lạc, để rồi bất ngờ gọi điện về hỏi thăm: “Tiệm bánh mì còn bán không vậy cô chú? Bọn cháu chuẩn bị về thăm quê, sẽ ghé đến ăn cho thỏa…”.

Những quán cóc nổi tiếng ở Quy Nhơn


Những quán cóc nổi tiếng ở Quy Nhơn

02/08/2011 // No Comment // Views: 1,633 views // Categories: Đặc sản // Tags: .
Đến Quy Nhơn mà không biết địa điểm các quán ăn thì xem như chỉ là cưỡi ngựa xem hoa Quy Nhơn, hoặc dễ bị lạc trong cả rừng quán ăn, từ bình dân cho đến sang trọng, thôi thì đủ cả. Ở Quy Nhơn, số lượng quán ăn, quán nước mọc lên ngày càng nhiều, và cũng thật lạ là một thành phố rất nhỏ với dân số không đông lại có nền kinh doanh ăn uống phát đạt đến vậy.
Có khá nhiều quán ăn như vậy, nhưng không phải quán nào cũng ngon. Nếu là một người từ xa đến, đi theo kiểu du lịch bụi, thì tốt nhất nên hỏi các cô lễ tân khách sạn về những quán ăn bụi bụi như vậy. Đừng lo gì cả, bởi hầu hết các quán này chất lượng cực ngon, và giá cả cực rẻ, được ghi nhận bởi sự sành ăn của người dân Quy Nhơn rồi.
Tuy nhiên trong bài viết này tôi chỉ đề cập đến những quán ăn lề đường nổi tiếng, bởi tôi là một người khá bình dân, nên chỉ thích ăn ở những nơi như thế.
Đầu tiên là món nem nướng ăn kèm với xì dầu dằm ớt xanh và tỏi sống đặc sản của đất Bình Định. Món nem này nổi tiếng nhất là trên đoạn Trần Bình Trọng, đoạn giao nhau với Phan Bội Châu. Quán này lúc nào cũng đông khách, và theo thời giá tháng 2/2009 là 2000đ một miếng nem như vậy.
Kế bên quán nem là quán sinh tố cực nổi tiếng bởi theo như nhiều cư dân Quy Nhơn thì nơi này bán sinh tố ngon nhất (nhưng chỉ 6000đ/ly). Ở Quy Nhơn phân ra hai loại sinh tố: một là sinh tố xay làm từ trái cây xay nhuyễn, hai là sinh tố dằm làm từ các loại trái cây cắt miếng to không xay với sữa và dừa sấy khô. Tất cả đều rất thơm ngon. Chả thế mà đến đây lúc nào cũng phải đợi cả, vì đông khách lắm.
Tiếp theo là món bánh canh “chửi” nằm trên đường Phan Bội Châu cách quán nem khoảng 50 mét. Tại sao lại gọi là bánh canh “chửi”, vì bánh canh khá ngon, vì quán khá đông khách, nên ở đây, chủ quán mới là… thượng đế. Một tô bánh canh bột gạo chả cá nóng hôi hổi cực ngon chỉ có 4000đ-5000đ. Ở đây còn bán cả chả ram (chả giò/nem rán) 700đ/cuốn khá ngon.
Đối diện quán này là quán kem 3000 (tức tất cả các loại kem ở đây đều có giá 3000đ) với món kem trộn độc đáo gồm 2 viên kem trái cây và 1 bánh flan rất ngon. Ở đây còn bán kèm gỏi gan bò với đu đủ 5000đ/dĩa, và mực ngào đường cũng khá ngon.
Gần gần đó khoảng 100 mét theo đường chim bay, tọa lạc trên đường Tăng Bạc Hổ, đối diện trường Lê Lợi là quán ốc và xìa (tức sò lông) ngon cực. Giá cũng cực rẻ: 5000đ/ dĩa ốc và 6000đ/dĩa sò.
Cũng là ốc nhưng không ngon bằng, tuy vậy cũng tạm được là quán nằm trên đường Mai Xuân Thưởng, sát Sacombank. Bù lại, ở đây có bán kèm rượu nếp (cơm rượu) ăn với đá lạnh rất ngon, chỉ 3000đ/ly.
Nói đến gỏi gan bò với đu đủ thì quán cóc trên đường Phan Đình phùng nổi tiếng từ lâu, bán kèm nem chua và chè đạu xanh, chè bắp rất ngon.
Khi nào buồn buồn thì có thể ra biển ngồi những quán dọc bờ biển đoạn gần khách sạn Hải Âu mà nhâm nhi vài con mực nướng, cá nướng, với cốc, xoài, ổi, ăn bánh tráng nước dừa với nước sốt ớt hay uống nước mía với giá khá bình dân.
Làm sao mà không nhớ Quy Nhơn cho được lúc phải rời xa đúng không, khi mà vô tình (hay cố ý) ta một lần nếm phải những món ăn dân giã ấy ở nơi này. Chả thế mà chẳng ai một lần ghé chân qua, được ăn những món ăn ấy, mà về sau lại không một lần nhắc đến trong một phút vui miệng tán gẫu cùng bạn bè…

Món ăn vặt ở Quy Nhơn


Món ăn vặt ở Quy Nhơn

 Đặc sản // Tags: .
Không mô tả mà chỉ có hình ảnh vì “trăm nghe không bằng một thấy” mà.
Bánh canh
Bánh bèo, bánh nậm, bánh... tả pí lù
Nem chả
Bánh xèo tôm nhảy
Cút rán
Bánh hỏi lòng heo
Kem trộn
Cà phê sữa nóng

Bánh mì Doner Kebab 'đổ bộ' xuống Sài Thành


Bánh mì Doner Kebab 'đổ bộ' xuống Sài Thành

Vị chua nhẹ của sốt, cay nồng của sa tế, thanh mát nhiều loại rau khiến Doner Kebab đang dần chiếm được lòng giới trẻ Sài Gòn.

Bánh mì Doner Kebab 'đổ bộ' xuống Sài Thành
Doner Kebab là một loại bánh mì có nguồn gốc từ Thổ Nhĩ Kỳ. Loại bánh này từ lâu đã quen thuộc với teen Hà Nội nhưng mới gia nhập làng ẩm thực Sài Gòn thời gian gần đây.
Về hình dáng, bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ không giống với bất kỳ loại bánh mì hình ổ của Việt Nam, hình cây của bánh mì Pháp, hình tròn của hambuger, hay hình vuông của sandwich. Bánh có hình tam giác, trông tựa như góc 1/6 của một ổ bánh tròn lớn với lớp mè mỏng phủ lên trên.
Thịt nướng của món bánh được tạo thành một khối bắt mắt và thơm lừng nhờ được ướp với nhiều gia vị nước ngoài. Theo đúng nguyên bản, bánh có xuất xứ từ quốc gia đạo Hồi nên phần thịt nướng sẽ gồm thịt cừu, thịt bò và thịt gà. Khi du nhập vào nước ta, thịt cừu nặng mùi, không hợp với khẩu vị Việt; thịt bò có giá thành cao nên chỉ thịt gà được giữ lại.
Nhược điểm của thịt gà là bị khô và bã khi nướng, nên một số nơi chuyển hẳn sang thịt heo làm biến dạng phần tinh tuý, cũng như đi ngược tôn chỉ của loại bánh chuyên dùng cho người theo đạo Hồi. Một số quầy khác đề ra phương án làm mềm thịt gà bằng cách xen kẽ thêm những lớp da gà, lớp bơ mỏng. Tiệm bánh Doner Kebab trên đường Nguyễn Thượng Hiền (Q.3) là một trong những quán sử dụng phương pháp này.
Rau của món bánh mì Kebab phong phú với bắp cải tím, xà lách trộn chua ngọt, dưa leo, cà chua. Nhưng đáng kể nhất là sự xuất hiện của hành tây ngâm chua ngọt, đã được khử bớt vị nồng, hăng, cay. Nhờ hành tây, thịt nướng trở nên đậm đà hơn.
Nước sốt của món bánh cũng khá lạ, có màu trắng, nhìn tựa như nước sốt mayonnaise nhưng loãng hơn. Khi thưởng thức có vị chua, cay nhẹ, thơm nồng hương thì là. Nước sốt được trát đều vào 2 mặt của bánh, vừa có tác dụng "tăng vị" cho các loại nguyên liệu, vừa giúp ổ bánh có độ mềm mịn.
Khi khách gọi bánh, nhân viên sẽ bật bếp nướng thịt và cho bánh vào máy ép nóng. Khi thịt toả mùi thơm, người bán dùng một con dao có chiều dài khá ấn tượng, cắt từng lát mỏng khối thịt theo chiều dọc rồi lần lượt cho vào bánh sa tế, nước sốt, thịt, rau theo thứ tự. Khi thưởng thức, mỗi tầng nguyên liệu cho cảm giác khác nhau, khiến người dùng như lạc vào thế giới gia vị.
Bánh mì Doner Kebab 'đổ bộ' xuống Sài Thành
Bánh mì được cho vào lò ép nóng.
Bánh mì Doner Kebab 'đổ bộ' xuống Sài Thành
Thịt được nướng cho chín hẳn khi khách gọi món.
Bánh mì Doner Kebab 'đổ bộ' xuống Sài Thành
Bánh mì Doner Kebab 'đổ bộ' xuống Sài Thành
Nước sốt đặc biệt.
Bánh mì Doner Kebab 'đổ bộ' xuống Sài Thành
Bánh mì Doner Kebab 'đổ bộ' xuống Sài Thành
Quán bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ bán từ 6h – 21h đêm, giá mỗi ổ bánh là 23.000 đồng.
Địa chỉ: Bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ, 9 Nguyễn Thượng Hiền, Q. 3, TP. HCM.